Một trong những khái niệm quan trọng nhất trong giao dịch và phân tích kỹ thuật là xác định mức hỗ trợ và mức kháng cự. Về cơ bản, mức hỗ trợ và mức kháng cự là các mức giá hoặc vùng giá cụ thể đóng vai trò là rào cản đối với giá thị trường biến động qua các mức đó.
Đây là một khái niệm đơn giản nhưng việc xác định các mức này đôi khi có thể khó khăn và nhiều nhà giao dịch mới có thể nhầm lẫn. Do đó, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm mức hỗ trợ và mức kháng cự.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về:
Mức hỗ trợ là gì
Mức hỗ trợ là mức hoặc vùng giá nằm dưới giá thị trường hiện tại. Mức hỗ trợ sẽ hoặc có thể ngăn giá tiếp tục giảm. Đó là vì chúng ta kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng ở mức này, điều này sẽ ngăn giá thị trường giảm xuống dưới mức hỗ trợ. Vì vậy, mức hỗ trợ có xu hướng hoạt động như một mức sàn cho giá thị trường, khuyến khích thị trường phục hồi từ hoặc trên mức hỗ trợ đã xác định.
Mức kháng cự là gì
Mức kháng cự hoặc vùng kháng cự giá được xác định ở trên giá thị trường hiện tại, mức này được kỳ vọng sẽ ngăn chặn các biến động tăng giá. Dự kiến mức tăng nguồn cung sẽ vượt quá nhu cầu ở mức (hoặc vùng) kháng cự. Sau đó, điều này sẽ khuyến khích giá dừng tại hoặc dưới mức (hoặc vùng) kháng cự. Khi chúng ta xem xét mức kháng cự, thì đó chính là mức trần tiềm năng đối với động thái giá thị trường.
Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét cụ thể hơn các loại mức hỗ trợ và kháng cự khác nhau.
Mức hỗ trợ và mức kháng cự theo biểu đồ
Mức hỗ trợ và mức kháng cự theo biểu đồ là một thuật ngữ mang nghĩa rộng được sử dụng để chỉ các mức giá khác nhau tạo thành từ các điểm giá trên biểu đồ, bao gồm:
- Đỉnh và đáy dao động giá — Các đỉnh và đáy nổi bật trước đó mà thị trường đi xuống đến một mức nào đó rồi phục hồi hoặc tăng lên đến một mức nào đó rồi thoái lui. Đây được coi là các đường hỗ trợ và kháng cự quan trọng
- Mức xung — Nếu thị trường tăng tốc đột ngột từ một điểm giá, khi đó mức giá đó được coi là mức hỗ trợ hoặc kháng cự đáng chú ý
- Số tròn — Số tròn, như 12.000 hoặc 1.1000 thường được coi là mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng.
Có hai lý do sau:
- Tâm lý — Nhiều nhà giao dịch và nhà đầu tư đặt lệnh mua hoặc bán và các mục tiêu cắt lỗ và chốt lời ở các số tròn. Điều này cho phép đặt lệnh dễ dàng và cũng là lý do tâm lý. Do đó, điều này có thể dẫn đến việc tích lũy các lệnh, cung hoặc cầu ở các số tròn, khiến cho các mức giá này trở thành mức hỗ trợ hoặc mức kháng cự đáng chú ý.
- Thực hiện quyền chọn — Quyền chọn là một sản phẩm phái sinh. Chúng ta sẽ không tìm hiểu về sản phẩm này tại đây, chỉ cần hiểu rằng quyền chọn có “giá thực hiện”, là những số tròn. Đây cũng là một yếu tố góp phần khiến cho những con số tròn trở thành mức hỗ trợ và mức kháng cự đáng chú ý. Bạn có thể tìm hiểu thêm về quyền chọn tại đây.
Mặc dù trên đây là những cách đơn giản để xác định mức hỗ trợ và mức kháng cự, nhưng bạn có thể sử dụng thêm một số phương pháp khác được trình bày dưới đây.
Mức hỗ trợ và kháng cự theo đường xu hướng và kênh giá
Đường xu hướng và kênh giá được sử dụng để xác định các thị trường có xu hướng. Giá thị trường có xu hướng cố gắng bảo vệ các đường xu hướng và kênh giá. Sau đó, các đường xu hướng và kênh giá này lại đóng vai trò là mức hỗ trợ hoặc kháng cự. Nhưng nếu các đường xu hướng hoặc kênh giá phá vỡ xu hướng, thì thường có đường tăng tốc đi qua chúng và tạo thành mức hỗ trợ hoặc mức kháng cự. Chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn về đường xu hướng và kênh giá tại đây.
Đường mô hình đóng vai trò là mức hỗ trợ và mức kháng cự
Các mô hình giá thường có các mức tĩnh chính hoặc các đường động đóng vai trò là mức hỗ trợ hoặc mức kháng cự. Nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn, bạn có thể xem thêm trong bài viết này của chúng tôi.
Đường trung bình di động
Đường trung bình di động là một đường động để theo dõi giá trung bình theo thời gian. Các nhà giao dịch thường sử dụng đường trung bình di động để xác định mức hỗ trợ hoặc mức kháng cự. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về chủ đề này, vui lòng xem hướng dẫn của chúng tôi.
Fibonacci thoái lui và mở rộng
Fibonacci thoái lui và mở rộng có thể được tính từ Tỷ lệ vàng và các đường giá nằm ngang được sử dụng làm mức hỗ trợ hoặc mức kháng cự. Chúng ta sẽ khám phá chi tiết hơn về Fibonacci thoái lui và mở rộng tại đây.
Dải Bollinger — Một cách tinh vi hơn để sử dụng đường trung bình di động với các dải độ lệch chuẩn, do John Bollinger phát triển. Dải Bollinger có thể được sử dụng làm mức hỗ trợ và mức kháng cự động và bạn có thể tìm hiểu thêm trong Hướng dẫn cơ bản về dải Bollinger của chúng tôi.
Mức hỗ trợ và mức kháng cự theo điểm xoay
Điểm xoay được tính bằng các phép tính tương đối đơn giản dựa trên các mức giá cao, thấp và giá đóng lệnh từ ngày giao dịch trước đó. Hệ thống Điểm xoay ban đầu được sử dụng bởi các nhà giao dịch trực tiếp trên sàn giao dịch và là một phương pháp hiệu quả để đảm bảo phù hợp với các mức giá. Từ các tính toán Điểm xoay, chúng ta có thể xác định một loạt các mức hỗ trợ và kháng cự được và có thể xây dựng chiến lược giao dịch xoay quanh các mức ghi nhận được này.
Cách tính Điểm xoay như sau, trong đó Giá cao, Giá thấp và Giá đóng lệnh đều là giá từ ngày giao dịch trước đó.
Điểm xoay (PP) = (Giá cao + Giá thấp + Giá đóng)/ 3
Mức kháng cự 1 = (PP × 2) − Giá thấp
Mức kháng cự 2 = PP + (Giá cao − Giá thấp)
Mức hỗ trợ 1 = (PP × 2) − Giá cao
Mức hỗ trợ 2 = PP − (Giá cao − Giá thấp)
Hầu hết các nền tảng giao dịch hiện đại (như MT4/ MT5) sẽ tính Mức hỗ trợ và mức kháng cự theo điểm xoay. Sau đó, nhà giao dịch có thể sử dụng các Điểm xoay này làm các mức giá để xây dựng chiến lược giao dịch Điểm xoay (xem bên dưới).
Sử dụng Điểm xoay để giao dịch
Một chiến lược giao dịch trong ngày phổ biến khi sử dụng Mức hỗ trợ và mức kháng cự theo điểm xoay là quyết định mua hoặc bán thị trường dựa trên những biến động giá sớm trong ngày.
- Nếu giá biến động trên mức Điểm xoay (PP) trong giao dịch sớm hướng tới mức kháng cự đầu tiên, Mức kháng cự 1, thì đây sẽ là tín hiệu mua.
- Sau đó, nhà giao dịch có thể sử dụng các Mức hỗ trợ và mức kháng cự theo điểm xoay khác nhau làm mục tiêu và điểm cắt lỗ.
- Nếu thị trường biến động xuống dưới mức Điểm xoay (PP) trong giao dịch sớm, nhà giao dịch có thể quyết định đặt lệnh bán.
Đây không phải là cách duy nhất để sử dụng Mức hỗ trợ và mức kháng cự theo điểm xoay cho chiến lược giao dịch Điểm xoay – chúng ta có thể sử dụng theo cách đơn giản như mức hỗ trợ và kháng cự thông thường trong một chiến lược, tìm kiếm các cụm trong đó Mức hỗ trợ và mức kháng cự theo điểm xoay gần với mức hỗ trợ và mức kháng cự đáng chú ý khác được xác định từ các nguồn khác.
Sử dụng mức hỗ trợ và mức kháng cự
Có nhiều cách khác nhau để sử dụng mức hỗ trợ và mức kháng cự trong xây dựng chiến lược giao dịch. Ban đầu, các nhà phân tích hoặc nhà giao dịch phải xác định các mức hỗ trợ và mức kháng cự mà họ cho là quan trọng nhất hoặc có thể kết hợp các chỉ báo hỗ trợ và kháng cự khác nhau để xác định các vùng hoặc cụm hỗ trợ và kháng cự.
- Sau khi xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự, nhà giao dịch có thể sử dụng chúng trong chiến lược để tham gia và thoát giao dịch.
- Nếu thị trường đang ở trong một môi trường giới hạn phạm vi, nhà giao dịch có thể tìm cách bán ở mức giá trên của phạm vi, tức là ở mức hoặc vùng kháng cự. Tìm cách mua ở mức giá dưới của phạm vi trong vùng hoặc mức hỗ trợ.
- Nếu thị trường đang có xu hướng, bạn nên tìm cách giao dịch theo hướng của xu hướng. Ví dụ, nếu thị trường đang có xu hướng tăng, hãy tìm cách mua ở các đáy đang tiến đến hoặc gần mức hoặc vùng hỗ trợ. Hoặc chờ giá vượt qua các vùng hoặc mức kháng cự trong xu hướng tăng và sau đó nhập lệnh mua khi giá phá vỡ lên trên ngưỡng kháng cự.
- Trong xu hướng giảm, hãy xác định các mức kháng cự và tìm kiếm cơ hội bán nếu giá dao động lên về phía mức kháng cự. Hoặc nếu xu hướng giảm phá vỡ xuống dưới mức hỗ trợ, thì hãy vào lệnh bán sau khi giá phá vỡ mức hỗ trợ.
Mức hỗ trợ và mức kháng cự: Tóm tắt
Mức hỗ trợ và mức kháng cự là một khía cạnh cực kỳ quan trọng trong phân tích kỹ thuật và bất kỳ chiến lược biểu đồ nào. Có rất nhiều cách khác nhau để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự này, và trong bài viết này, chúng tôi đã đề cập đến những cách thức chính, nhưng nhà giao dịch luôn có thể sử dụng những phương pháp khác. Dù bạn là nhà giao dịch ở cấp độ nào, hãy luôn ghi nhớ khái niệm về mức hỗ trợ và mức kháng cự và các nhà giao dịch cũng cần biết rõ về các mức có thể gặp phải ngay cả khi không sử dụng, vì thị trường chắc chắn sẽ luôn lưu tâm đến khái niệm về mức hỗ trợ và mức kháng cự. Chúng tôi xin chúc bạn sử dụng mức hỗ trợ và mức kháng cự hiệu quả trong quá trình giao dịch với Hantec Markets.