Là nhà giao dịch, bạn cần nắm rõ về các loại tài sản tài chính có thể giao dịch. Khi có hiểu biết sâu rộng về các tài sản này, các nhà giao dịch có thể xây dựng danh mục đầu tư tài chính đa dạng hơn. Hàng hóa và các sản phẩm phái sinh của chúng là những tài sản hữu ích mà bạn cần nắm rõ vì hai lý do chính như sau. Thứ nhất, hàng hóa thường được coi là hàng rào chống lạm phát. Thứ hai, thị trường hàng hóa có xu hướng biến động nhiều hơn, do đó bạn có thể thu về lợi nhuận cao hơn (nếu có hiểu biết sâu rộng về thị trường này).
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về:
Hàng hóa là gì?
Hàng hóa là một mặt hàng không có sự khác biệt đáng kể giữa các hàng hóa do các nhà sản xuất khác nhau cung cấp. Theo định nghĩa này, hàng hóa có xu hướng là nguyên liệu thô trong tự nhiên, thường được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ khác. Một ví dụ điển hình về hàng hóa mà chúng ta sẽ đề cập đến rất nhiều lần trong bài viết này là dầu mỏ, vì sẽ có rất ít sự khác biệt giữa hai thùng dầu được sản xuất bởi các nhà sản xuất khác nhau. Cần lưu ý là khi giao dịch, hàng hóa phải tuân thủ tiêu chuẩn về chất lượng và số lượng, được gọi là cấp độ cơ sở.
Hàng hóa được giao dịch phổ biến nhất dưới hình thức hợp đồng tương lai. Có lẽ bạn đã biết hợp đồng tương lai là gì, nhưng chúng tôi vẫn xin giới thiệu lại cho những người mới giao dịch, hợp đồng tương lai là hợp đồng mua hoặc bán một loại hàng hóa tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá nhất định. Có hai kiểu nhà giao dịch hợp đồng tương lai về hàng hóa. Thứ nhất là những người tham gia thị trường không muốn mạo hiểm và thực sự sản xuất và sử dụng hàng hóa. Thứ hai là những nhà đầu cơ, không muốn sử dụng hàng hóa mà thay vào đó muốn kiếm lợi nhuận từ sự biến động của giá cả hàng hóa. Nếu bạn đang đọc bài viết này, có lẽ bạn thuộc nhóm thứ hai. Bạn có thể tìm hiểu thêm về giao dịch hàng hóa với Hantec Markets tại đây.
Các danh mục trong thị trường hàng hóa
Có hai loại hàng hóa chính: hàng hóa cứng và hàng hóa mềm. Hàng hóa cứng là tài nguyên có trong tự nhiên và không cần con người can thiệp để sản xuất, nhưng cần được con người khai thác. Ví dụ về hàng hóa cứng là dầu, kim loại và khí tự nhiên. Hàng hóa mềm là hàng hóa cần con người can thiệp để sản xuất. Ví dụ về hàng hóa mềm là ngũ cốc, gỗ và gia súc. Dưới đây là bảng liệt kê các hàng hóa được giao dịch nhiều nhất, cả hàng hóa cứng và hàng hóa mềm, cũng như danh mục của chúng.
Hàng hóa | Hàng hóa cứng/Hàng hóa mềm | Danh mục |
---|---|---|
Dầu thô WTI | Hàng hóa cứng | Năng lượng |
Dầu thô Brent | Hàng hóa cứng | Năng lượng |
Khí tự nhiên | Hàng hóa cứng | Năng lượng |
Đậu nành | Hàng hóa mềm | Nông sản |
Ngô | Hàng hóa mềm | Nông sản |
Vàng | Hàng hóa cứng | Kim loại quý |
Đồng | Hàng hóa cứng | Kim loại cơ bản |
Bạc | Hàng hóa cứng | Kim loại quý |
Hầu hết các loại hàng hóa có thể nằm trong một hoặc nhiều danh mục sau: năng lượng, kim loại cơ bản, kim loại quý, nông sản và gia súc. Năng lượng, kim loại cơ bản và kim loại quý đều là hàng hóa cứng, trong khi đó, nông sản và gia súc là hàng hóa mềm. Chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết hơn về từng danh mục ở bên dưới.
Năng lượng
Cái tên năng lượng cũng đủ để nói lên định nghĩa về hàng hóa này. Chúng đều là những nguồn năng lượng truyền thống, ví dụ về hàng hóa năng lượng là dầu thô, khí tự nhiên và xăng. Ba loại hàng hóa được giao dịch nhiều nhất ở trên đều là hàng hóa năng lượng (dầu thô WTI và dầu thô Brent đều là dầu thô với các tiêu chí thành phần khác nhau).
Kim loại cơ bản
Kim loại cơ bản là những kim loại phổ biến, thường khá rẻ và dễ xỉn, dễ bị oxy hóa và ăn mòn. Tất cả các loại kim loại cơ bản thường được ứng dụng trong thương mại và công nghiệp. Chúng được định nghĩa là kim loại không chứa sắt và không nằm trong danh mục kim loại quý. Ví dụ về kim loại cơ bản là đồng, chì và niken. Các kim loại cơ bản chủ yếu được giao dịch trên Sàn giao dịch kim loại London, tuy nhiên, chúng cũng được giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago. Đồng là kim loại cơ bản duy nhất nằm trong số các loại hàng hóa được giao dịch nhiều nhất.
Kim loại quý
Kim loại quý là những kim loại hiếm xuất hiện trong tự nhiên hơn và thường có giá trị cao hơn. Chỉ có 8 loại kim loại quý phù hợp với định nghĩa này: vàng, bạc, bạch kim, paladi, rhodi, rutheni, iridi và osmi. Kim loại quý từng được sử dụng làm tiền đúc hoặc hỗ trợ cho các loại tiền tệ. Thông tin bổ sung về kim loại quý sẽ được trình bày bên dưới trong phần “Giao dịch Vàng”. Vàng và bạc là hai kim loại quý được giao dịch nhiều nhất và nằm trong số những loại hàng hóa được giao dịch nhiều nhất ở trên.
Nông sản
Cái tên nông sản cũng đủ để nói lên định nghĩa về hàng hóa này. Chúng là những hàng hóa được trồng và thu hoạch, bao gồm đậu nành, ngô, lúa mì và gạo. Đậu nành và ngô là những loại hàng hóa được giao dịch nhiều nhất.
Gia súc
Hàng hóa gia súc cũng khá dễ hiểu. Đây là những động vật được nông dân chăn nuôi, hầu hết là động vật và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật.
Các loại hàng hóa phổ biến: Dầu và Vàng
Hai loại hàng hóa phổ biến và quan trọng từ trước đến nay là dầu và vàng. Cả hai loại hàng hóa này đều là hàng hóa cứng. Việc nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến mức giá của chúng là điều tối quan trọng khi giao dịch những hàng hóa này để có thể kiếm lợi nhuận.
Giao dịch Dầu
Nhắc đến dầu với tư cách là một loại hàng hóa thì người ta thường nhắc đến dầu thô, nhưng chúng ta sẽ nói ngắn gọn lại thành “dầu” cho đơn giản. Dầu thô là nhiên liệu hóa thạch và được coi là nguồn tài nguyên không thể tái tạo vì phải mất hàng triệu năm để hình thành. Trong suốt lịch sử loài người, nguồn cung dầu trên thế giới đã giảm đến mức mà ước tính chúng ta chỉ còn lại lượng dầu đủ dùng trong 47 năm. Dầu thô được khai thác bằng cách khoan dầu và được tinh chế thành nhiều sản phẩm khác nhau, bao gồm cả xăng xe.
Nền kinh tế thế giới hoàn toàn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, điều này có thể gây ra các vấn đề về chính trị giữa các quốc gia có dầu và các quốc gia không có dầu. Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) là một nhóm các quốc gia kiểm soát phần lớn sản lượng dầu mỏ trên thế giới. Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ Cộng (OPEC+) bao gồm OPEC và các nhà sản xuất dầu lớn khác. Hai nhóm này có thể gây ảnh hưởng lớn đến giá dầu vì họ kiểm soát tỷ phần lớn trong nguồn cung. Tuy nhiên, nhờ những đổi mới công nghệ trong kỹ thuật tinh chế vào thế kỷ 21, các quốc gia này giờ đã nắm giữ ít quyền lực hơn so với trước đây, nhưng vẫn có ảnh hưởng rất lớn. OPEC tổ chức họp hai lần mỗi năm, vì vậy bạn nên nắm được thời điểm tổ chức họp cũng như kết quả của các cuộc họp này.
Bạn có thể sử dụng nhiều nguồn thông tin để đưa ra các quyết định giao dịch sáng suốt hơn. Một trong những nguồn thông tin này là các báo cáo hàng tuần của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ. Các báo cáo này phân tích chi tiết về các sự kiện quan trọng trong ngành dầu mỏ ở Hoa Kỳ. Ví dụ, EIA báo cáo về lượng dầu tồn kho – trữ lượng dầu mà các công ty Hoa Kỳ nắm giữ – để đưa ra một số chỉ báo về giá dầu trong tương lai. Một nguồn thông tin khác là Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ với bản tin hàng tuần về các sự kiện quan trọng về dầu mỏ ở Hoa Kỳ. API cũng báo cáo về lượng dầu tồn kho. Trên lý thuyết, lượng dầu tồn kho càng nhiều thì nhu cầu càng thấp, do đó giá sẽ giảm xuống trong tương lai.
Bạn cũng nên lưu ý đến khái niệm chấp nhận/phòng ngừa rủi ro. Chấp nhận/phòng ngừa rủi ro chỉ sự thay đổi hành vi của nhà đầu tư trước tình hình kinh tế toàn cầu. Khi rủi ro cao thì phòng ngừa rủi ro, các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào những khoản đầu tư có rủi ro thấp hơn và ngược lại. Có nhiều phương pháp xác định xem rủi ro đang cao hay thấp, chẳng hạn như tỷ lệ vàng-bạc, chỉ số tiện ích Dow Jones hoặc NASDAQ 100. Dầu thô là một loại hàng hóa chấp nhận rủi ro, do đó thường chỉ được đầu tư khi nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu lạc quan. Do đó, niềm tin về nền kinh tế toàn cầu, nói rộng ra là hoạt động của nền kinh tế toàn cầu sẽ có tác động đến giá dầu.
Một yếu tố quan trọng khác cần lưu ý khi giao dịch dầu là sức mạnh của đồng Đô la Mỹ. Tất cả dầu thô đều được báo giá bằng Đô la Mỹ, do đó sự biến động của Đô la Mỹ sẽ ảnh hưởng đến giá dầu. Từ trước tới nay, hễ Đô la Mỹ mạnh lên thì giá dầu sẽ giảm tính theo đồng Đô la và ngược lại. Tuy nhiên, hiện nay Đô la Mỹ đang xuất khẩu nhiều dầu hơn do công nghệ khai thác và lọc dầu được cải thiện, mối quan hệ giữa Đô la Mỹ và giá dầu đang trở nên bất ổn hơn. Nguyên nhân là vì mặc dù trước đây Hoa Kỳ là nước nhập khẩu ròng, nhưng giờ đây nước này đã trở thành nước xuất khẩu ròng đối với dầu. Do đó, việc giá dầu tăng có thể ảnh hưởng tích cực đến thâm hụt thương mại ở Hoa Kỳ, từ đó có thể tác động tích cực đến tỷ giá hối đoái của Hoa Kỳ. Tác động tích cực này lại cạnh tranh với ảnh hưởng của việc giảm chi phí thùng dầu khi giá Đô la Mỹ tăng, đó là lý do tại sao mối quan hệ giữa dầu và Đô la Mỹ trở nên bất ổn hơn trong những năm gần đây.
Ngoài ra, khi giao dịch dầu, bạn cần nắm rõ mối quan hệ giữa giá dầu và lạm phát. Do dầu được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho nhiều loại hàng hóa, nên khi giá dầu tăng thì lạm phát sẽ tăng. Vào những năm 1970, vấn đề này quan trọng hơn nhiều so với ngày nay do lúc đó mức độ phụ thuộc vào dầu (trên một đơn vị sản lượng) thấp hơn so với ngày nay. Do đó, nhà giao dịch/nhà đầu tư cần lưu ý vấn đề này khi đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình.
Cuối cùng, giá dầu có thể chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố địa chính trị. Ví dụ, giá dầu ở Liên minh Châu Âu tăng vọt khi Liên minh Châu Âu cắt giảm nhập khẩu dầu thô từ Nga để trừng phạt cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine. Do đó, bất kể bạn sử dụng hình thức đầu tư nào, khi giao dịch dầu, bạn nên theo sát các sự kiện địa chính trị hiện nay và cân nhắc tác động của chúng đối với giá dầu.
Giao dịch Vàng
Vàng là một loại hàng hóa rất đặc biệt vì nó ăn sâu vào hệ thống kinh tế toàn cầu. Vàng được sử dụng như một loại tiền tệ và đóng vai trò hỗ trợ cho các loại tiền tệ mãi cho đến gần đây. Chính vì vậy, vàng được giới đầu tư coi là “tài sản trú ẩn an toàn”. Về cơ bản, điều này có nghĩa là trong thời kỳ kinh tế bất ổn, rất nhiều nhà đầu tư sẽ chuyển sang vàng. Minh chứng là giá vàng đạt đến mức $2.000 trong cơn đại dịch, khi thế giới rơi vào tình trạng bất ổn nhất từ trước đến nay. Có lẽ giờ bạn đã nhận ra rằng, do vàng là tài sản trú ẩn an toàn, nên nó là tài sản phòng vệ rủi ro mà các nhà đầu tư sẽ đầu tư vào khi cảm thấy bi quan về nền kinh tế toàn cầu. Do đó, giá vàng chịu ảnh hưởng của bất kỳ yếu tố toàn cầu nào ảnh hưởng đến tính bất ổn của nền kinh tế.
Cần lưu ý rằng vàng cũng được ứng dụng trong công nghiệp, công nghệ và trang sức. Chỉ hơn 45% nguồn cung vàng toàn cầu được sử dụng trong hai ngành công nghiệp này, và 47,2% được sử dụng trong đầu tư. Do đó, ở mức độ nào đó, giá vàng có thể bị ảnh hưởng bởi các sự kiện quan trọng trên các thị trường này. Bởi vậy, khi giao dịch vàng, bạn nên chú ý đến quá trình phát triển của thị trường vàng trang sức và công nghiệp, cũng như cần tìm hiểu về hành vi đầu tư toàn cầu.
Vàng cũng giống như dầu, chịu ảnh hưởng bởi sức mạnh của đồng Đô la Mỹ. Nguyên nhân cũng là vì vàng có xu hướng được tính bằng Đô la Mỹ. Vì vậy, tương tự như dầu, khi Đô la Mỹ suy yếu, vàng sẽ trở nên tương đối rẻ hơn so với các loại tiền tệ khác, và khi nhu cầu về vàng tăng lên, giá vàng cũng sẽ tăng theo. Ngược lại cũng tương tự như vậy. Có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến giá vàng theo cách tương tự như đồng Đô la Mỹ và hy vọng phần giải thích về cơ chế này sẽ giúp bạn đưa ra những đánh giá tương tự về các yếu tố này.
Tìm hiểu thêm về giao dịch vàng với Hantec Markets.
Tóm tắt nội dung chính về giao dịch hàng hóa
Qua bài viết này, có lẽ bạn đã hiểu rõ hơn về hàng hóa là gì, tại sao giao dịch những loại hàng hóa này lại sinh lời và cần chú ý điều gì khi giao dịch những loại hàng hóa này. Chúng tôi đã chia sẻ chi tiết về ý nghĩa lịch sử của dầu và vàng và cũng chứng minh rõ hơn sự phức tạp của việc dự đoán biến động của giá hàng hóa. Có vô số yếu tố toàn cầu ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, nhưng việc nắm rõ các yếu tố thúc đẩy cốt lõi của biến động giá cũng như những rủi ro và lợi ích của việc giao dịch hàng hóa sẽ giúp bạn đa dạng hóa hơn nữa danh mục đầu tư của mình với các tài sản có tiềm năng sinh lời cao. Vậy nên, hãy giao dịch hàng hóa với Hantec Markets.