CFDs are complex instruments and come with a high risk of losing money rapidly due to leverage. 62% of retail investor accounts lose money when trading CFDs with this provider.

You should consider whether you understand how CFDs work and whether you can afford to take the high risk of losing your money.

Please be advised that our Client Portal is scheduled for essential maintenance this weekend from market close on Friday 5th April, 2024, and should be back up and running before markets open on Sunday 7th April, 2024.

Chúng tôi rất vui mừng được chia sẻ rằng chúng tôi đang chuẩn bị cập nhật Cổng thông tin khách hàng nhằm mục đích cải thiện trải nghiệm của bạn với chúng tôi. Cổng thông tin khách hàng sẽ không khả dụng cho bạn kể từ khi thị trường đóng cửa vào thứ Sáu ngày 16 tháng 2 năm 2024 và sẽ hoạt động trở lại trước khi thị trường mở cửa vào Chủ nhật ngày 18 tháng 2 năm 2024.

CFDs are complex instruments and come with a high risk of losing money rapidly due to leverage. 62% of retail investor accounts lose money when trading CFDs with this provider.

You should consider whether you understand how CFDs work and whether you can afford to take the high risk of losing your money.

Search
Close this search box.

10 nền kinh tế chính trên toàn cầu theo GDP

Kiến thức về các nền kinh tế toàn cầu lớn là rất quan trọng để trở thành một doanh nghiệp thành công. Bài viết này sẽ phân tích 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo GDP.

Các nhà giao dịch có nhiều phương pháp khác nhau để giao dịch trên thị trường tài chính: phương pháp kỹ thuật, phương pháp cơ bản, hoặc có thể là phương pháp tâm lý. Nhưng dù phương pháp giao dịch thị trường của bạn là gì, thì việc hiểu rõ những yếu tố tác động đến thị trường luôn là một việc rất quan trọng. Dù bạn giao dịch như thế nào, rõ ràng là bạn cần hiểu rõ các thị trường mà mình giao dịch, cũng như những thông tin cơ bản về nền kinh tế liên quan đến các thị trường này. Bất kể bạn đang giao dịch trong thị trường hàng hóa, chứng khoán, chỉ số chứng khoán, ngoại hối hay trái phiếu thì điều này luôn đúng.

Vì vậy, ít nhất bạn cần nắm được một số kiến thức về các nền kinh tế chính trên thế giới để có thể giao dịch thành công. Bởi vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới và phân tích xem những nền kinh tế đó đạt được sức mạnh kinh tế từ đâu.

Chúng ta sẽ tìm hiểu về các nền kinh tế:

 

Trước khi đi vào tìm hiểu, đầu tiên, chúng ta phải nắm được định nghĩa về các nền kinh tế lớn nhất thế giới và làm thế nào để đo lường điều này.

 

Các nền kinh tế lớn nhất theo GDP (Tổng sản phẩm quốc nội)

 

Nhắc đến các nền kinh tế lớn nhất là nhắc đến Tổng sản phẩm quốc nội cao nhất, thường được viết tắt là GDP. GDP là giá trị tiền tệ của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi một quốc gia hoặc một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn có thể đọc thêm về GDP – thước đo sự tăng trưởng kinh tế tại đây.

Sau đây là 10 nền kinh tế lớn nhất!

Xếp hạng Quốc gia GDP, nghìn tỷ USD (Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới*)
1 Hoa Kỳ 20.95
2 Trung Quốc 14.72
3 Nhật Bản 5.06
4 Đức 3.85
5 Vương quốc Anh 2.76
6 Ấn Độ 2.66
7 Pháp 2.63
8 Ý 1.89
9 Canada 1.65
10 Hàn Quốc 1.64

*Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, tính đến tháng 5/2020..

 

1. Hoa Kỳ

 

Hoa Kỳ nắm giữ vị trí dẫn đầu trong số các nền kinh tế lớn nhất thế giới kể từ năm 1890, vượt qua Vương quốc Anh vào thời điểm đó. Hoa Kỳ có nền kinh tế đổi mới cùng công nghệ tân tiến nhất thế giới với các công ty dẫn đầu về tiến bộ công nghệ. Hoa Kỳ là một trong những nước có lượng tài nguyên thiên nhiên lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất khí tự nhiên và dầu lớn nhất thế giới.

Sàn giao dịch chứng khoán New York và Nasdaq là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất theo vốn hóa thị trường, trong khi đó, thị trường Trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ cũng là thị trường lớn nhất thế giới.

Đô la Mỹ được coi là đồng tiền dự trữ nhiều nhất thế giới và cũng là loại tiền tệ trú ẩn an toàn trong những giai đoạn bất ổn. Ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ là Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, và các quyết định về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang có thể tác động đáng kể đến thị trường tài chính trên khắp thế giới, không chỉ riêng ở Hoa Kỳ.

 

2. Trung Quốc

 

Hiện nay, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới theo GDP và là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Nhà nước vẫn đóng vai trò hoạch định kinh tế, thông qua các kế hoạch chiến lược 5 năm, và các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp sở hữu chung chiếm phần lớn trong nền kinh tế (trên 60%). Tuy nhiên, cũng có một lĩnh vực tư nhân lớn và đang mở rộng nhờ nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Kể từ cuối thế kỷ 20, Trung Quốc thường đứng đầu bảng trong số các nền kinh tế phát triển nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng trung bình trên 10% trong hơn ba thập kỷ qua.

Trung Quốc là nhà sản xuất hàng hóa lớn nhất thế giới, nhà xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, nhưng cũng là nhà nhập khẩu hàng hóa lớn thứ hai, với thị trường tiêu dùng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Ba trong số mười sàn giao dịch chứng khoán hàng đầu thế giới tính theo khối lượng giao dịch và mức vốn hóa thị trường đều là của Trung Quốc (tại Thượng Hải, Thâm Quyến và Hồng Kông). Quy mô thị trường trái phiếu của Trung Quốc chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Đồng tiền của Trung Quốc là Nhân dân tệ, mệnh giá là đồng Nhân dân tệ, được nắm giữ trong hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi, chủ yếu được sử dụng so với đồng đô la Mỹ trong rổ tiền tệ, và được phép dao động 0,5% mỗi ngày.

Theo nhiều dự báo, Trung Quốc được dự đoán sẽ vượt qua Hoa Kỳ và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trước năm 2030.

 

3. Nhật Bản

 

Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới theo GDP. Nhật Bản có lĩnh vực dịch vụ và cơ sở sản xuất mạnh mẽ. Tuy nhiên, sau này, lĩnh vực này đã suy yếu so với thời kỳ hùng mạnh vào nửa sau thế kỷ 20.

Thị trường chứng khoán Nhật Bản đứng thứ 5 thế giới. Đồng Yên Nhật thường được coi là đồng tiền trú ẩn an toàn tốt nhất thế giới vì nhiều lý do. Nguyên do là vì Nhật Bản luôn giữ quan điểm trung lập về quân sự, nền kinh tế Nhật Bản có ngân sách và thặng dư thương mại lâu đời, đồng thời cũng do lãi suất tiết kiệm cao và ảnh hưởng của chính sách chuyển tài sản về nước. Kể từ cuối thế kỷ 20, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã hoặc gần như tuân thủ chính sách lãi suất bằng không.  Dân số giảm kể từ năm 2010, cùng với tình trạng dân số già là một thách thức lớn đối với nền kinh tế Nhật Bản khi tiến vào thế kỷ 21.

 

4. Đức

 

Đứng thứ tư trong danh sách của chúng tôi, và là nền kinh tế lớn nhất ở Châu Âu, Đức là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới. Khoảng 70% GDP của đất nước này đến từ dịch vụ và gần 30% từ công nghiệp. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chính bao gồm xe cộ, hóa chất, máy móc, dược phẩm và sản phẩm điện tử. Đức là thành viên của Liên minh Châu Âu và sử dụng Euro làm đồng tiền của quốc gia từ ngày 01/01/1999. Chính sách tiền tệ ở Đức do Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) quyết định.

 

5. Vương quốc Anh

 

Vương quốc Anh đứng thứ năm trong danh sách của chúng tôi, nhưng thứ hạng này có thể thuộc về Ấn Độ hoặc Pháp, tùy theo năm và cách đo lường. Vương quốc Anh đích thực là một nền kinh tế toàn cầu, với lĩnh vực dịch vụ thống lĩnh thị trường, chiếm hơn 80% GDP, trong đó GPD từ lĩnh vực dịch vụ tài chính và Thành phố London vô cùng quan trọng. London vẫn là trung tâm tài chính lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau New York.

Mặc dù Vương quốc Anh đã rời Liên minh Châu Âu vào năm 2020, nhưng giao dịch với các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu vẫn chiếm tỷ phần lớn, khoảng 50%.  Bảng Anh là loại tiền tệ dự trữ lớn thứ tư trên thế giới và Ngân hàng Trung ương Anh là cơ quan thiết lập chính sách tiền tệ của Vương quốc Anh.

 

6. Ấn Độ

 

Đứng thứ sáu trong danh sách này là Ấn Độ, với mức tăng trưởng kinh tế là 6-7%/năm trong thế kỷ 21. Phần lớn GDP của Ấn Độ, khoảng 65-70%, đến từ tiêu dùng cá nhân trong nước, và Ấn Độ là thị trường tiêu dùng lớn thứ sáu trên thế giới. Lĩnh vực dịch vụ là lĩnh vực phát triển nhanh nhất và chiếm trên 50% GDP.

Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) là ngân hàng trung ương, đồng tiền của Ấn Độ là Rupee Ấn Độ.

 

7. Pháp

 

Nền kinh tế lớn thứ bảy trên thế giới tại thời điểm này là Pháp, đây cũng là nền kinh tế lớn thứ ba ở Châu Âu, đứng sau Đức và Vương quốc Anh. Mặc dù dịch vụ là lĩnh vực thống lĩnh thị trường với hơn 75% GDP, lĩnh vực sản xuất/công nghiệp cũng chiếm khoảng 20%. Một tỷ lệ lớn trong GDP, khoảng một phần ba, đến từ vùng đô thị Paris, và Paris cũng là một trong những thành phố có GDP lớn nhất thế giới.

Cũng như Đức, Pháp là một thành viên quan trọng của Liên minh Châu Âu và bắt đầu sử dụng Euro làm đồng tiền của quốc gia vào ngày 01/01/1999. Ngân hàng Trung ương Châu Âu là cơ quan thiết lập chính sách tiền tệ của Pháp.

 

8. Ý

 

Thành phố Châu Âu thứ tư trong danh sách của chúng tôi, nền kinh tế lớn thứ ba ở Liên minh Châu Âu theo GDP, Ý đứng thứ tám trong bảng xếp hạng thế giới tại thời điểm này. Khoảng 60% giao dịch được thực hiện trong Liên minh Châu Âu, chủ yếu là với Đức và Pháp, nhưng Ý cũng có khối lượng giao dịch đáng kể với Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Thụy Sĩ. Ý là nền kinh tế sản xuất lớn thứ sáu trên thế giới, bao gồm sản xuất ô tô, dược phẩm, máy móc, quần áo, thực phẩm và nội thất. Ý cũng là nhà sản xuất rượu vang lớn nhất thế giới.

Cũng như Pháp và Đức, Ý là một quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu đã sử dụng Euro làm đồng tiền của quốc gia kể từ ngày 01/01/1999, và chính sách tiền tệ do ECB thiết lập.

 

9. Canada

 

Nền kinh tế lớn thứ 9 trên thế giới tính theo GDP là Canada, và cũng như nhiều nền kinh tế trong danh sách của chúng tôi, nền kinh tế của Canada phụ thuộc chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ, nhưng ngoài ra còn có một lĩnh vực chính quan trọng. Theo ước tính, Canada có giá trị tài nguyên thiên nhiên lớn thứ ba trên thế giới và cũng có trữ lượng dầu lớn thứ ba thế giới, khiến cho quốc gia này trở thành nước xuất khẩu dầu lớn thứ tư thế giới. Do đó, giá dầu có thể có tác động đáng kể đến nền kinh tế của Canada và cả Đô la Canada, hay còn được biết đến với cái tên Loonie trong giới Ngoại hối. Cái tên này được đặt theo tên loài chim lặn (Loon) của Canada, biểu tượng đặc trưng trên đồng xu 1 đô la Canada. Chính sách tiền tệ do Ngân hàng Trung ương Canada thiết lập.

 

10. Hàn Quốc

 

Và đứng thứ 10 trong danh sách của chúng tôi là Hàn Quốc với sự tăng trưởng nhanh chóng từ cuối thế kỷ 20 kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên, và vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong thế kỷ 21 trong số các nền kinh tế phát triển.  Trong thế kỷ này, sự tăng trưởng trong ngành sản xuất đã chuyển sang các ngành công nghệ cao, chẳng hạn như kỹ thuật sinh học, người máy, hàng không vũ trụ và vi điện tử.

Ngân hàng Hàn Quốc là cơ quan kiểm soát chính sách tiền tệ và đồng tiền của Hàn Quốc là Won Hàn Quốc. Tình trạng xung đột vẫn đang tiếp diễn với Triều Tiên có thể gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế, thị trường tài chính và tiền tệ của Hàn Quốc.

 

Tóm tắt nội dung chính

 

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu về mười nền kinh tế lớn nhất thế giới theo GDP, cũng như nguồn gốc sức mạnh kinh tế của các quốc gia này. Mặc dù Hoa Kỳ vẫn là quốc gia đứng đầu, nhưng sớm muộn gì thì Trung Quốc cũng sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, có thể là trong thập niên 2020. Ấn Độ cũng có khả năng tiếp tục thăng hạng trên bảng xếp hạng này và tiến xa hơn một số nền kinh tế Châu Âu, thậm chí có thể thách thức cả Nhật Bản.

Chúng tôi tin rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các nền kinh tế lớn nhất thế giới và kiến thức này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình giao dịch.

Screen and display of stock market, quotes and tickers

Nắm bắt cơ hội của bạn

Giao dịch trong thị trường tăng hoặc giảm
Spread Vàng bắt đầu từ 10 cent
Giá cạnh tranh liên tục trong 24 giờ
Bài viết gần đây
Bạn đã sẵn sàng bắt đầu giao dịch chưa?
Bài viết Liên quan
Forex word cloud with major world currencies on background
Hướng dẫn giao dịch
Cách giao dịch ngoại hối

Làm thế nào để giao dịch ngoại hối? Bài viết này đáng lẽ phải cung cấp cho bạn một điểm khởi đầu tốt hơn để thực hiện giao dịch ngoại hối đầu tiên của bạn.

Subscribe to our blog
Để có tin tức mới nhất và tài nguyên giao dịch, hãy gửi thẳng tới hộp thư đến của bạn
rotator.png

We are transferring you to our affiliated company Hantec Trader.

Please note: Hantec Trader does not accept customers from the USA or other restricted countries.